“Biện pháp hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng viết kiểu bài phân tích đặc
điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học”.
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm học 2021-2022, cấp THCS bắt đầu thực hiện chương trình Giáo dục
phổ thông mới đối với các học sinh lớp 6. Không thể phủ nhận sự tiến bộ, hữu ích
của chương trình mới này, song có một sự bất cập là : học sinh khóa 2021-2022
chưa được tiếp cận với chương trình mới từ cấp Tiểu học, do đó các em không có
sự tiếp nối kiến thức theo mạch của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ đó
dẫn đến việc cả người dạy và người học đều phải vừa hình thành kiến thức mới
đáng lý ra đã được trang bị từ cấp Tiểu học, vừa phải rèn kỹ năng cho học sinh từ
yêu cầu của chương trình cấp THCS, nhất là với hai phần Tiếng Việt và Viết.
2
Đối với phần Viết, nhờ sự thiết kế khoa học của đội ngũ viết sách Kết nối
Tri thức với Cuộc sống, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn đã có thể khắc phục
được tình trạng học sinh chưa được tiếp cận với kiến thức mới ở cấp dưới đã phải
hình thành kỹ năng Viết ở cấp THCS. Với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của bản thân tại nhà trường, đồng thời hiện thực hóa ý tưởng của
cuốn sách, tôi đã thực hiện chuyên đề: “Biện pháp hướng dẫn học sinh hình thành
kỹ năng viết kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học”.
1.1. Đối tượng áp dụng
Học sinh lớp 7 trường THCS Xuân Phú
1.2. Phạm vi áp dụng
Phần Viết – môn Ngữ văn lớp 7
1.3. Thời gian thực hiện
Học kỳ I – năm học 2024 – 2025
PHẦN 2. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng
Như trên đã nói, giáo viên và học sinh cấp THCS từ năm học 2021-2022
bước vào giai đoạn thay sách theo chương trình đổi mới tổng thể 2018 một cách dở
chừng nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn.
Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải
đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với mục tiêu, chương
trình giáo dục, với đặc thù bộ môn, đồng thời phải phù hợp với tình hình của địa
phương và với từng đối tượng học sinh. Từ đó hình thành kỹ năng và phẩm chất
tốt đẹp, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và
khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập cho người
học.
2.2. Thuận lợi
- Về phía nhà trường: Trường THCS Xuân Phú là ngôi trường có truyền thống
dạy tốt – học tốt. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện
3
trong đó có môn Ngữ văn. Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ sách tham khảo,
đồ dùng, thiết bị dạy học nhằm hỗ trợ việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Về phía học sinh: Đa số các em có ý thức học tập, tư duy khá tốt.
2.3. Khó khăn
- Một số học sinh còn thụ động, chưa chịu khó tiếp thu kiến thức theo phương pháp
học tập mới, chưa tự giác rèn kỹ năng viết. Vẫn còn lối học đối phó, phụ thuộc theo
kiểu sao chép các bài viết sẵn trên mạng hoặc tài liệu tham khảo, các lớp dạy thêm
bên ngoài.
- Sĩ số lớp học khá đông, gây khó khăn trong việc tổ chức đánh giá sau trong mỗi
giờ thực hành viết.
PHẦN 3. NỘI DUNG
3.1. Giải pháp
3.1.1. Bước 1: Nghiên cứu cấu trúc của các phần Viết
- Phần Viết được thiết kế theo cấu trúc từ lí thuyết đến minh họa rồi thực hành,
thực ra chính là cung cấp cho học sinh phương pháp làm bài trước rồi cho học sinh
tự nhận biết sự ứng dụng của phương pháp đó trong bài viết tham khảo, từ đó các
em vận dụng vào việc thực hành viết của mình.
3.1.2. Bước 2: Hướng dẫn phân tích bài viết tham khảo
- Sau khi lưu ý học sinh tìm hiểu các yêu cầu đối với từng kiểu bài, cũng chính là
một phần của cách làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài viết tham
khảo dựa theo các yêu cầu và dựa vào thanh chỉ dẫn ở lề bên phải của văn bản.
- Bước này cần cho học sinh làm kĩ lưỡng để các em ghi nhớ và hình dung được
các ý chính cần phải có trong bài viết.
3.1.3. Bước 4: Thực hiện các mục tiếp theo : trước khi viết, thực hiện viết, sau khi
viết. Đặc biệt lưu ý việc lập dàn ý và kiểm tra bài viết như sau :
- Lập dàn bài :
+ Bắt buộc học sinh lập dàn ý theo các ý ở thanh chỉ dẫn.
4
- Kiểm tra bài viết:
+ Sau mỗi bài viết đều có bảng kiểm để học sinh tự kiểm tra bài của mình hoặc các
học sinh trong lớp kiểm tra lẫn nhau.
3.2. Minh họa cụ thể:
TIẾT 39 – 40 - 41
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT
TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học.
- Năng lực nhận biết được các yêu cầu của bài văn . Từ bài viết tham khảo, nắm
được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn phân tích đặc điểm
nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài
- Năng lực trình bày suy nghĩ, c ảm nhận của cá nhân
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
2. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
5
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu
hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi AI NHANH NHẤT
- Yêu cầu: kể tên các nhân vật xuất hiện trong các văn bản mà chúng ta đã học từ
đầu năm. Trong các nhân vật đó, em ấn tượng với nhân vật nào, vì sao?
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhân vật văn học là linh hồn của tác phẩm. Tác
giả thông qua nhân vật – đứa con tinh thần của mình mà truyền tải mọi thông điệp
mong muốn đến với người đọc, người nghe. Với dạng bài yêu cầu phân tích nhân
vật thì nhiệm vụ của chúng ta là làm sáng tỏ những đặc điểm của nhân vật đó đồng
thời thể hiện được “ý đồ” mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật ấy. Bài
học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các kĩ năng phân tích nhân vật trong một
tác phẩm văn học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học.
a. Mục tiêu: nắm được các yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
GV đặt câu hỏi: Theo em, một bài văn
phân tích đặc điểm nhân vật trong một
I. Yêu cầu đối với bài văn phân tích
đặc điểm nhân vật trong một tác
phẩm văn học.
- Giới thiệu được nhân vật trong tác
phẩm văn học.
6
tác phẩm văn học phải đáp ứng được
yêu cấu gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và
hoàn thành yêu cầu.
- HS dựa vào SHS để trình bày các yêu
cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả
trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận
xét, góp ý, bổ sung.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật
dựa trên các bằng chứng trong tác
phẩm.
- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn.
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng
nhân vật.
Hoạt động 2.2 Phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý
tưởng để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức hoạt động nhóm theo bàn
và thực hiện yêu cầu trong phiếu học
tập.
Tiêu chí Nội dung
Đoạn đầu tiên của văn
bản nói về nội dung gì?
Hãy chỉ ra đặc điểm của
nhân vật dựa trên các
bằng chứng trong tác
phâm?
II. Phân tích bài viết tham khảo
- Giới thiệu nhân vật: Đoạn đầu: con
mèo tên là Gióc-ba, một nhân vật trong
truyện Con mèo dạy hải âu bay của nhà
văn Lu-I Xe-pun-ve-a…
- Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật
dựa trên các bằng chứng trong tác
phẩm:
+ Con mèo xuất hiện: Con mèo mun to
đùng, mập ú,… đen từ đầu đến chân trừ
túm lông trắng dưới cằm
7
Nhận xét nghệ thuật
xây dựng nhân vật của
nhà văn?
Nêu ý nghĩa hình tượng
nhân vật?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS hoàn thiện phiếu học tập
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt
kiến thức
+ Khi tấn công: nhanh như cắt, bộ lông
đen tuyền xù lên, đôi mắt màu vàng
sáng quắc…
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân
vật của nhà văn: Nghệ thuật nhân hóa
tài tình, tác giả đã sang tạo nhiều chi tiết
có giá trị biểu đạt đặc sắc. Lối kể
chuyện vừa giàu cảm xúc vừa hài hước,
tươi vui.
- Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
qua hình tượng nhân vật Gióc-ba, Tác
giả muốn gửi gắm nhiều bài học quý
giá: sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì
diệu của tình yêu thương, tinh thần bảo
vệ kẻ yếu, sống can đảm và giàu khát
vọng.
Hoạt động 2.3. Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các bước, cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở:
+ Theo em, đâu là những nội dung
quan trọng của bước: Trước khi viết.
Trong những nội dung đó, em sẽ trình
III. Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn một nhân vật trong tác
phẩm văn học
VD: Nhân vật Mên, Mon (Bầy chim
chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật); Người
8
bày những gì? Hãy lấy ví dụ minh họa
cụ thể.
+ GV tổ chức chia nhóm theo cặp đôi
để hoàn thành Phiếu học tập về Hồ sơ
nhân vật.
+ Theo em, khi viết bài cần chú ý
những điều gì? Vì sao?
+ Em hay mắc lỗi gì khi viết bài văn,
để khắc phục, chỉnh sửa lỗi đó, em sẽ
làm gì?
+ Hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết
theo mẫu Phiếu đánh giá bài viết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
- HS trình bày sản phẩm
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt
kiến thức
cha, người con (Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ); Thầy Đuy-sen, An-tư-nai
(Người thầy đầu tiên)…..
b. Tìm ý
- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết
lien quan đến nhân vật, em cần chú ý:
+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp
về nhân vật
+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể
hiện gián tiếp qua:
● Các chi tiết miêu tả ngoại hình
nhân vật
● Ngôn ngữ của nhân vật
● Thế giới nội tâm
● Mối quan hệ với các nhân vật
khác.
- Để xác định được đặc điểm của nhân
vật hãy kết nối thong tin về nhân vật
trong tác phẩm với hiểu biết và trải
nghiệm của em bằng cách đặt ra các câu
hỏi:
+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành
động, ngôn ngữ của các nhân vật như
thế nào? Trong cuộc sống, những người
có đặc điểm như vậy sẽ có tính cách như
thế nào?
+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhân
vật như thế nào? Những người có cảm
xúc, suy nghĩa như vậy thường có đặc
điểm gì?
9
+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của
các nhân vật khác trong tác phẩm?
Trong cuộc sống, những người có các
mối quan hệ như vậy thường có tính
cách như thế nào?
- Hồ sơ nhân vật:…………..
Cách MT
NV
Chi tiết
trong
TP
Suy
luận của
em
Ngoại hình
Hành động
Ngôn ngữ
Nội tâm
MQH với nv
khác
Lời người kể
chuyện nhận
xét trực tiếp
về nhân vật
c. Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học
và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về
nhân vật.
- Thân bài: phân tích đặc điểm của
nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của
nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
10
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các
nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về
nhân vật
2. Viết bài
Khi viết bài cần lưu ý:
- Để những nhận xét về nhân vật thuyết
phục và có giá trị, cần dựa trên những sự
việc, chi tiết liên quan đến nhân vật
trong tác phẩm.
- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ
nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn
vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn
diện, thuyết phục.
- Phân tích nhân vật một cách cụ thể,
chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá
về nhân vật một cách chung chung. Cần
đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm
để làm căn cứ cho những nhận xét, suy
luận về đặc điểm nhân vật.
3. Chỉnh sửa bài viết
Chỉnh sửa bài viết theo mẫu phiếu sau:
Stt Tiêu chí Đạt K/Đạt
1 Bài viết đã giới
thiệu đúng nhân
vật trong TPVH.
11
2 Bài viết đã nêu
được những đặc
điểm của nhân
vật.
3 Nhận xét, đánh
giá được nghệ
thuật xây dựng
của nhà văn.
4 Nêu được ý nghĩa
của hình tượng
nhân vật.
5 Suy luận của em
về nhân vật.
6 Đọc lại và chỉnh
sửa bài viết (lỗi
chính tả, diễn đạt)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS làm đề bài sau: Phân tích một nhân vật văn học mà em yêu
thích.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Bài tham khảo
Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy
giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước
đây của thầy Đuy-sen. Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm
nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê
hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó
chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng.
Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét
12
dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một
cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người
Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy
giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết
đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi
đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em
ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các
em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy
hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ
xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành
của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện
đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt
đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người
dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh
mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”
Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút
gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi
dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của
em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em
thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuysen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các
em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt
đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên
con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều
thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời
những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.
13
Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm
động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi
khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương
mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với
tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương
như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen
càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
+ HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa
+ Làm việc nhóm, đọc bài và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu.
1. Ngữ văn 7. T.1/ Bùi Mạnh Hùng (T ch.b.), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa ....- H.: Giáo dục Việt Nam, 2022.- 140tr.: bảng; 27cm.- (Kết nối tri thức với cuộc sống) ISBN: 9786040307187 Chỉ số phân loại: 807.12 7BMH.N1 2022 Số ĐKCB: GK.01577, GK.01578, GK.01579, GK.01580, |
2. BÙI MẠNH HÙNG Ngữ văn 7 tập 2: Sách giáo khoa. T.2/ Phạm Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Dương Tuấn Anh,...- H.: Giáo dục Việt Nam, 2022.- 136tr.; 27cm.- (kết nối tri thức với cuộc sống) ISBN: 9786040307194 Chỉ số phân loại: 800.71 BMH.N2 2022 Số ĐKCB: GK.01581, GK.01582, GK.01583, GK.01584, |
3. Bài tập Ngữ văn 7. T.2/ Bùi Mạnh Hùng (ch.b.), Dương Tuấn Anh, Nguyễn Linh Chi....- H.: Giáo dục, 2022.- 103 tr.: bảng; 24 cm.- (Kết nối tri thức với cuộc sống) ISBN: 9786040317100 Chỉ số phân loại: 807.6 7NLC.B2 2022 Số ĐKCB: GK.01486, GK.01585, GK.01586, GK.01587, |
4. Bài tập Ngữ văn 7. T.1/ Bùi Mạnh Hùng (ch.b.), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Nguyễn Thị Mai Liên....- H.: Giáo dục, 2022.- 116 tr.: bảng; 24 cm.- (Kết nối tri thức với cuộc sống) ISBN: 9786040317094 Chỉ số phân loại: 807.6 7NTML.B1 2022 Số ĐKCB: GK.01482, GK.01483, GK.01484, GK.01485, |
5. NGUYỄN THỊ HỒNG NAM Ngữ văn 7. T.2/ Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (ch.b.), Trần Lê Duy....- Bản in thử.- H.: Giáo dục, 2023.- 124 tr.: minh hoạ; 27 cm.- (Chân trời sáng tạo) Chỉ số phân loại: 807.12 7NTHN.N2 2023 Số ĐKCB: GK.00104, GK.00105, GK.00106, |
6. Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7: Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. T.2/ Lê Quang Hưng (ch.b.), TRịnh Thị Lan, Nguyễn Thị Nương, ....- H.: Giáo dục Việt Nam, 2022.- 95 tr.: minh hoạ; 27 cm. ISBN: 9786040332073 Chỉ số phân loại: 807.6 7TTL.B2 2022 Số ĐKCB: TK.00668, TK.00704, |
7. Bài tập phát triển năng lực Ngữ văn 7. T.1/ Lê Quang Hưng.- H.: Nxb Giáo dục Việt Nami, 2022.- 107tr.; 27cm. ISBN: 97860403320661 Chỉ số phân loại: 807.6 7LQH.B1 2022 Số ĐKCB: TK.00664, |
Kết quả thực hiện:
Việc áp dụng chuyên đề: “Biện pháp hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng
viết kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học” đã có
hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học các kiểu bài Viết của chương
trình lớp 7.